THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS AN SƠN
Bài giới thiệu sách
Nhân ngày giải phòng miền Nam (30.4)
Kính thưa các thầy giáo ,cô giáo !
Thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến !
Nhân kỉ niệm 46 năm ngày giải phòng miền Nam thống nhất đất nước, hôm nay thư việnTrường THCSAn Sơn xin được giới thiệu về một cuốn sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp kính yêu của chúng ta .
Các bạn ạ !
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật kiệt xuất của thời đại Hồ Chí Minh – thời đại đã làm nên những chiến công oanh liệt của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là sự phản ánh sinh động những thăng trầm, của một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc, trong những năm tháng ông đã trải qua mà còn mang đậm dấu ấn nhân cách cao đẹp của nhà cách mạng xuất sắc, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “ Người Anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam và là vị tướng huyền thoại trong lòng bạn bè Quốc tế. .
Thế nhưng, vào một chiều nhạt nắng, vùng đất Vũng Chùa- Đảo Yến của miền cát trắng Quảng Bình chìm trong không khí tiếc thương. Hàng trăm nghìn người đã về đây hòa cùng nhịp đập với triệu trái tim trên cả nước đang cố níu kéo những giây phút cuối cùng. .
Các bạn thân mến đến với ngày hội đọc sách hôm nay tôi xin giới thiệu đến các bạn cuốn sách Trường ca về Tướng Giáp : Người anh cả của toàn dân. Của tác giả Hoàng Bình Trọng, Tập trường ca dày 160 trang, in khổ 20,5 X 18,5 cm với 8 chương và phần Vĩ thanh do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành tháng 12/2009 nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, là món quà rất xứng đáng dâng lên Đại tướng Tổng Tư lệnh khi Người tròn 100 tuổi. .
Cuốn trường ca này kể về một con người, một vị anh hùng dân tộc, nhưng lại không có tên trong danh sách những người anh hùng.Vậy mà nói đến ông,từ cụ già đến các em bé hầu như ai cũng biết. Cả thế giới đều biết, nhưng chẳng ai dám chắc là mình đã biết cặn kẽ về ông, kể cả nhà văn , nhà thơ Hoàng Bình Trọng, người đã có công sưu tầm tìm hiểu tư liệu và viết tập trường ca này. Nhà thơ Hoàng Bình Trọng, tác giả của tập thơ Trường ca về Tướng Giáp đã mượn những vần thơ mộc mạc để tái hiện lại cuộc đời vị tướng tài ba bậc nhất Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Quảng Bình đầy nắng gió và những ác liệt của chiến tranh.Tuổi thơ bình dị bên nếp nhà, vườn na, gốc mít, ngày ngày ông được nghe những lời ru thấm đượm tình người và những bài học làm người từ người cha già, nỗi trăn trở, nỗi đau của một người dân mất nước, lớn lên chứng kiến cảnh lầm than của người dân bị áp bức bóc lột đã dần hình thành một “ cậu Giáp” giàu lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập cho đất nước. Khắp nơi trên đất nước đã in dấu chân ông đi qua. Ông đi tìm “ Ánh sáng tự do trên luống cày nô lệ”. Và giữa những ngày bôn ba kết giao tình đồng chí ấy ông đã gặp được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Từ đấy con đường ông đi đã rẽ sang một hướng mới, con đường đấu tranh cách mạng . .
Võ Nguyên Giáp là vị tướng bách chiến, bách tháng.Vậy mà những ai có dịp gặp ông,chiêm ngưỡng con người thật của ông ử ngoài đời đều hết sức kinh ngạc.Một ông già hiền lành,đôn hậu,Nước da đỏ au,mái tóc bạc trắng.Trong ông có dáng dấp của một ông tiên trong những câu chuyện cổ tích dành cho con trẻ.
“Người anh cả cả toàn dân” của Hoàng Bình trọng có thể xem là tập trường ca đầu tiên viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những năm gần đây cũng đã xuất hiện những cuốn tiểu thuyết, những bài thơ của các nhà văn, nhà thơ trong nước và thế giới viết về vị tướng tài này. Rồi sẽ có nhiều cuốn sách khắc nữa. Nhưng Hoàng Bình Trọng có lối đi riêng. Anh không huyền thoại hóa vị tướng mà anh hết lòng yêu mến,kính trọng. Đã thế anh còn chọn loại văn rất mộc để khắc họa chân dung của một thiên tài. .
Có thể nói, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng – Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người có nhiều sách viết về mình nhất trong lịch sử Việt Nam
Mở đầu Chương I: Là chương nói về cái nôi sinh ra thiên tài Võ Nguyên Giáp và sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp . .
Chương II: Viết về giây phút thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
Chương III: Giặc Pháp mở trận càn về thôn An Xá bắt cụ Võ Quang Nghiêm- bố của Đại tướng- đưa vào Kinh Đô Huế, dùng kế sách phủ dụ cụ.
Chương IV: Tướng Giáp trong chiến dịch phản công 1950-1953, làm cho quân Pháp thất bại trên khắp các chiến trường: :
ChươngV:Điện Biên Phủ : :
Chương VI: Chiến thắng Điện Biên Phủ: :
Chương VII: Võ Nguyên Giáp chỉ huy cuộc chiến tranh nhân dân đánh Mỹ
Chương VIII: Thắng Mỹ: 1975 . .
Từng chương một, Hoàng Bình Trọng đã dựng nên vóc dáng lịch sử của một anh hùng dân tộc, một nhà quân sự thiên tài, một nhà văn hoá lớn của đất nước và MỘT CON NGƯỜI BIẾT KHÓC CƯỜI YÊU GHÉT như mọi người. Trong trường ca, có nhiều đoạn thơ, câu thơ tác giả viết rất say, rất xúc động.Từng chi tiết thực trong cuộc đời Đại tướng được Hoàng Bình Trọng tái hiện đúng không khí ngổn ngang chiến trận, lại rất đời mà rất hồn. Trường ca về tướng giáp đã khép lại, nhưng những câu chuyện về tướng giáp thì vẫn tiếp tục mở cửa ra trong coi nhân gian. với những vần thơ thể hiện cốt cách, tâm hồn cao đẹp của vị tướng tài, là tấm gươg sáng cho thế hệ sau noi theo.
Để tìm hiểu sâu hơn về cuốn sách, xin mời quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh hãy tìm đọc tại Thư viện nhà trường.
Cuối cùng em xin chúc thầy cô giáo luôn thành công trên bục giảng và công tác. Chúc các bạn học sinh say mê yêu sách và học tập thật tốt .
CBTV: Nguyễn Thị Thu Hà