PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS AN SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

TÌNH THƯƠNG CỦA BÁC DÀNH CHO NHỮNG KHÚC DÂN CA

 

Vào buổi sáng ngày 2/9/1969, đây là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người thực sự bước vào “cuộc trường chinh nhẹ cánh bay”, để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới một nỗi đau tột cùng, niềm đua thương vô hạn.
         Không gian của câu truyện cũng chỉ thu nhỏ trong căn nhà A67. Căn phòng này cách ngôi nhà sàn của Bác chỉ vài chục bước chân. Trước đó, theo lời đề nghị của bác sỹ, để tiện cho việc theo dõi, chăm sóc sức khoẻ của Người, ngày 18/8/1969, các đồng chí trong Bộ Chính trị và những đồng chí trực tiếp chăm sóc Bác đã chuyển Bác xuống ở căn phòng này.
         Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác đã yếu lắm. Nhưng hễ tỉnh lại là ngay lập tức, Người hỏi thăm tình hình chiến đấu ở miền Nam, tình hình lũ lụt ở miền Bắc. Người còn dặn các đồng chí trong Bộ Chính trị phải làm sao tổ chức ngày lễ Quốc khánh thật long trọng để nhân dân vui, phải bắn pháo hoa cho nhân dân phấn khởi. Trong những giây phút cuối cùng, đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết, đối diện với quy luật nghiệt ngã của sự tồn vong Bác vẫn luôn nghĩ cho đồng bào, cho đất nước mà “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Nằm trên giường bệnh, sáng 2/9, lúc này Người đã rất mệt, mong muốn cuối cùng của Người là được gặp và thăm đồng bào miền Nam không thực hiện được, hơi thở của người mỗi lúc một yếu dần. Các đồng chí trong Bộ Chính trị và các bác sỹ không ai nỡ rời xa Người dù chỉ là một phút. Lần đầu tiên tỉnh lại sau cơn đau, Người nhìn xung quanh rồi hỏi:
                  - Trong các chú có ai biết hò Huế không?
         Mọi người lúng túng nhìn nhau, quả là một tình huống không ai chuẩn bị trước. Thường ngày, Người vẫn thường nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”, thêm vào đó Huế vốn là mảnh đất gắn bó cùng Người suốt một thời gian dài tuổi thơ. Giờ đây, trong những phút cuối cùng, có lẽ Người mong muốn mang hình ảnh miền Nam yêu thương, hình ảnh núi Ngự, sông Hương với những kỷ niệm buồn đau theo mình vào cõi vĩnh hằng bất tử. Nỗi niềm ấy của người dường như ai cũng thấu hiểu, nhưng tìm nghệ sỹ hò Huế lúc này thật khó.
         Lần thứ hai tỉnh lại, Người lại hỏi. Lúc này giọng người đã yếu hơn nhiều:
                  - Trong các chú, ai có thể hát cho Bác nghe một làn điệu ví dặm Nghệ Tĩnh được không?
         Thêm một lần nữa sự im lặng và bối rối bao trùm căn phòng. Câu ví dặm câu hát dân ca xứ Nghệ đã bao bọc và nuôi dưỡng tâm hồn Người từ thủa lọt lòng. Người lớn lên và đi ra thế giới từ chiếc nôi văn hoá quê hương mặn mòi tình nghĩa ấy. Trước giây phút sắp biệt ly Người khao khát được nghe, được sống trong hơi ấm quê hương.
         Lần thứ ba tỉnh lại, Người ngỏ ý muốn nghe một khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, lần này thật may mắn khi cô y tá bé nhỏ Ngô Thị Oanh tiến lại gần Bác: “Thưa Bác, cháu xin hát cho Bác nghe ạ”. Với chất giọng trong trẻo của người con gái Vĩnh Phúc, chị cất lời hát “Người ở đừng về”... Căn phòng nhỏ chìm trong tiếng hát. Tiếng hát hay tiếng lòng! Không ai phân biệt được. Chỉ biết rằng lời quan họ sâu lắng, tha thiết quá. “Người ơi, người ở đừng về. Mà người ơi, người ở đừng về” đã nói hộ lòng người. Cô y tá càng hát càng ngẹn ngào, những người xung quanh không ai cầm được nước mắt. 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969 trái tim vĩ đại của Bác Hồ đã ngừng đập, để cho “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Sinh ra và lớn lên từ trong câu hát dân ca, từ điệu ví dặm ầu ơ ngọt ngào đằm thắm của mẹ, cuối cùng Người thanh thản nhẹ nhàng bước vào cuộc trường sinh bằng âm hưởng tiếng hát dân ca.
         Câu chuyện cảm động này đã được Nhạc sỹ Trần Hoàn truyền tải trọn vẹn trong bài hát Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Cùng với giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng và giàu cảm xúc, bài hát giống như một lời dặn của người Cha già trước lúc đi xa. Càng học tập, tìm hiểu về tấm gương của Bác, càng thấy rằng, Bác luôn “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Ngay cả khi trước lúc đi xa, Người đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc, rằng muốn yêu Tổ quốc mình, càng yêu tha thiết những câu hát dân ca, để từ đó trân trọng và gìn giữ bản sắc, văn hoá của dân tộc.

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TÌNH THƯƠNG CỦA BÁC DÀNH CHO NHỮNG KHÚC DÂN CA Vào buổi sáng ngày 2/9/1969, đây là buổi sáng cuối cùng trong cuộc đời 79 mùa xuân của Bác. Bởi sau 9 giờ sáng hôm ấy Người thực sự bước vào ... Cập nhật lúc : 23 giờ 1 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
ĐÔI DÉP BÁC HỒ Đôi dép của Bác là kết quả của sự sáng tạo từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều câu chuyện, đô ... Cập nhật lúc : 22 giờ 54 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
ĐIỀU GIẢN DỊ Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, chia sẻ rằng: Khi làm việc tại văn phòng Bác, bà thường đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Côn ... Cập nhật lúc : 22 giờ 51 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Câu chuyện ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 46 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Sau khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội, trên đường công tác, Hồ Chủ tịch ghé thăm một làng nhỏ, nguyên là làng nằm trong vùng du kích của ta. Đồng bào, già trẻ, trai gái úa ra đón Bác. Bác hỏi th ... Cập nhật lúc : 22 giờ 40 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Hai bàn tay Câu chuyện ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công. ... Cập nhật lúc : 22 giờ 34 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
Bác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người K ... Cập nhật lúc : 22 giờ 28 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI “CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ” NĂM HỌC 2024 -2025. Thực hiện theo kế hoạch công tác tháng 12 của thư viện trường THCS An Sơn năm học 2024 - 2025 . Thư viện trườn ... Cập nhật lúc : 22 giờ 17 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI THÁNG 12.2024 Kính chào toàn thể thầy cô cùng các em học sinh thân mến! Để chuẩn bị cho các em có thêm kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì II, trong buổi giới thiệu ... Cập nhật lúc : 22 giờ 12 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
KẾ HOẠCH Sinh hoạt CLB dưới cờ với chủ đề:“Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay” Năm học: 2024 – 2025 Thực hiện Chương trình công tác Thư viện và phong trào thanh thiếu nh ... Cập nhật lúc : 22 giờ 8 phút - Ngày 16 tháng 2 năm 2025
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC 2019 - 2020
KẾ HOẠCH KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI NĂM HỌC 2019 - 2020
KẾ HOẠCH THI GVG TRƯỜNG
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2019 - 2020
THÔNG TƯ SỐ 20 - BGD VỀ CHUẨN GIÁO VIÊN ( 2018 - 2019)
THÔNG TƯ SỐ 14 - BGD VỀ CHUẨN HIỆU TRƯỞNG ( 7/2018)
Kế hoạch tổ chức thi GVG cấp tỉnh từ 2020 - 2024
Ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở
Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2018 - 2019 - SGD&ĐT
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2018 - 2019
Hướng dẫn học nghề phổ thông từ năm học 2018 - 2019 của Sở GD & ĐT.
Hướng dẫn thực hiện thông báo số 1025-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
KẾ HOẠCH THI GVG TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 -2019
KẾ HOẠCH THỜI GIAN NĂM HỌC THEO TUẦN 2018-2019
KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2018 -2019 - THCS AN SƠN
12345